Đau đầu chuyện mẹ bị căng sữa nhưng lại vắt được ít
Thường thì khoảng 2 đến 5 ngày sau khi sinh thì ngực của mẹ sẽ lớn dần lên, nặng hơn và hơi đau bởi vì mẹ đang trong giai đoạn sản xuất thật nhiều sữa cho bé yêu bú. Thế nhưng sau 2 đến 3 tuần mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều, ngực trở nên mềm mại hơn dù sữa vẫn đầy.
Nếu mẹ bị sưng ngực do căng sữa (sự sưng ngực có thể lan tới nách), khiến mẹ cảm thấy đau nhói, sần, không thoải mái, vắt không ra sữa, hay sốt nhẹ thì rất có khả năng mẹ bị căng sữa.
Nguyên nhân đầu tiên cần phải xác nhận là do cơ địa của mỗi mẹ đều khác nhau. Bởi có một số mẹ dù cho con bú thường xuyên nhưng vẫn bị căng tức ở ngực, vắt không ra sữa. Thế nhưng, cũng có một số mẹ bị căng sữa do mẹ đã không cho bé bú thường xuyên trong vài ngày đầu sau khi sinh bé. Hơn nữa, việc mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc ống dẫn sữa của me bị tắc nghẽn cũng gây nên tình trạng này. Với những mẹ đã từng tiến hành phẫu thuật ngực, chính phần cấy ghép đã choán hết không gian để làm tăng lượng máu, bạch huyết và sữa nên mẹ sẽ thường bị đau.
Làm sao để khắc phục được?
Mẹ nên lưu ý, sau khi sinh trong vòng 2 giờ, mẹ phải cho bé bú ngay lập tức. Sau khi bé chào đời được 24 giờ, mẹ nên cho bú thường xuyên hơn (khoảng 8 – 12 lần mỗi ngày). Mẹ hãy tìm hiểu các dấu hiệu khi bé cảm thấy đói và luôn ở cạnh bé vì việc da tiếp da giữa mẹ và bé sẽ giúp bé bú dễ dàng hơn. Đồng thời, mẹ cũng cần gọi bé dậy để tiếp tục bú sau 3 tiếng mỗi lần.
Mẹ nên để bé bú xong một bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại. Thường thì bé sẽ bú trong khoảng 10 đến 20 phút cho mỗi bên. Nếu như bé bú ít hơn 10 phút thì mẹ hãy lập tức xin ý kiến bác sĩ ngay. Mẹ cũng cứ tiếp tục kiên trì đổi bên ngực cho bé trong những lần sau nếu bé tỏ vẻ không thích bú mẹ ở ngực bên kia.Mẹ không nên cho con bú bình hoặc dùng núm vú giả nếu như không được chỉ định của bác sĩ. Phần lực mà bé dùng khi bú bình sẽ không giống như khi bú mẹ, thế nên bé sẽ khó khăn hơn nếu như quay trở lại bú mẹ sau một thời gian tập bú bình. Nếu mẹ được yêu cầu dùng sữa bình để hỗ trợ thì hãy chọn máy hút sữa trực tiếp từ ti mẹ thay vì mẹ cho bé uống sữa bột. Thế nhưng, nếu buộc phải dùng sữa bột thì mỗi lần cho bé uống sữa mẹ, chị em cũng nên dùng tay xoa bóp bầu ngực để kích thích tiết sữa ra ngoài.
Để điều trị được việc mẹ bị căng sữa nhưng lại không có sữa tiết ra, mẹ nên đặt khăn ấm lên ngực hoặc tắm với nước ấm không quá 3 phút trước khi cho bé bú. Bởi vì hơi nóng có thể làm cho sưng và khó tiết sữa. Nếu như mẹ đang căng sữa đến mức sữa không thể tiết ra được thì không nên dùng khăn ấm.
Mẹ hãy cho bé bú thường xuyên và không nên để quá 2 đến 3 tiếng. Nếu ngực của mẹ căng đầy, khó chịu thì hãy tranh thủ lúc bé đang ngủ để dùng tay vắt bớt sữa. Mẹ nên nặn sữa lúc tắm vì khi đó sẽ dễ hơn. Thường thì nhiều mẹ sẽ bị đau mỗi khi phải vắt sữa, nhưng sau đó sẽ giúp mẹ bớt đau hơn nhiều khi sữa đã chảy ra ngoài.
Nếu như bé thấy khó ngậm ti mẹ thì hãy dùng tay nặn tí sữa ra ngoài. Chính động tác này sẽ làm phần quầng xung quanh ti trở nên mềm mại hơn, bé dễ tựa vào và sẽ ngậm chặt hơn. Mẹ không nên dùng máy hút sữa quá lâu vì khi càng nhiều sữa đượctạo ra thì mẹ càng bị căng tức ngực lâu hơn.
Mẹ hãy chọn những loại áo ngực hỗ trợ khi cho bé bú. Cần lưu ý là áo phải vừa vặn và thoải mái cho mẹ. Mẹ cũng cần cân nhắc việc uống thuốc giảm đau. Nếu như mẹ bị căng sữa mà sữa không tiết ra, mẹ bị đau kèm theo sốt hơn 38 độ C thì cần phải gọi bác sĩ gấp vì rất có thể mẹ đã bị viêm vú. Hãy kiên trì, chỉ cần vượt qua được giai đoạn này, tình cảm giữa hai mẹ con sẽ ngày càng khăng khít hơn. Cho dù có đau đến mấy, mẹ cũng hãy chịu khó kiên trì cho bé bú.